15 Tác Dụng Của Trà Xanh – Cách Uống Trà Xanh Đúng Cách

15 TÁC DỤNG CỦA TRÀ XANH

Uống trà xanh có tác dụng gì là câu hỏi được rất nhiều người thưởng trà quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này và cách uống trà xanh đúng cách như thế nào, những ai nên và không nên uống trà, cách pha trà xanh ra sao,... Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. TÁC DỤNG CỦA TRÀ XANH

1.1. Trà xanh giảm cân

Đây là công dụng của nước trà xanh được rất nhiều chị em phụ nữ ưa thích ở trà xanh. Trong trà xanh có chứa các thành phần chất chống oxy hóa như catechin, polyohenol, EGCG và cafein giúp ngăn ngừa hình thành các tế bào mỡ hiệu quả.

Trà xanh ngăn ngừa quá trình chuyển hóa glucose thành các tế bào mỡ, giúp tạo một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, an toàn. Kết hợp với việc luyện tập thể dục và chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể kiểm soát cân nặng hiệu quả, đốt cháy mỡ thừa, tang cường khả năng trao đổi chất, từ đó giảm cân nhanh chóng.

[caption id="attachment_6922" align="aligncenter" width="700"] Trà xanh có tác dụng giảm cân[/caption]

Xem thêm: 6 Công Thức Uống Trà Xanh Giảm Cân Hiệu Quả

1.2. Tác dụng trà xanh giúp tăng cường canxi

Trong trà xanh có chứa hàm lượng chất florua cao, chất này giúp xương luôn khỏe mạnh, bảo vệ xương và ngăn các bệnh về các bệnh về xương khớp như viêm thấp khớp, mỏi lưng, mỏi gối và loãng xương,…

1.3. Giảm lượng cholesterol

Trong trà xanh có các chất giúp làm ổn định lượng cholesterol xấu, giảm đi cholesterol xấu này, đồng thời tăng cường các cholesterol mạnh trong cơ thể.

1.4. Trà xanh giúp tăng cường trí nhớ

Trà xanh có chứa các thành phần cafein giúp não luôn được tỉnh tảo, giảm stress. Từ đó tác dụng của trà xanh giúp trí nhớ được minh mẫn hơn, nhạy bén hơn. Ngoài ra, trà xanh còn giúp bảo vệ não bộ không gặp phải những nguy cơ như tắc nghẽn máu lên não, đồng thời ngăn ngừa hình thành các khối u trên não.

[caption id="attachment_6923" align="aligncenter" width="700"] Trà xanh giúp tăng cường trí nhớ[/caption]

1.5. Trà xanh giải độc giúp gan khỏe mạnh

Các vấn đề về gan thường phổ biến với nam giới, trà xanh giàu cachein, đây là một chất giúp chống oxy hóa rất tốt, đồng thời cải thiện chức năng của gan giảm lượng mỡ trong gan, giúp gan được thải độc một cách tốt nhất, ngăn quá trình thải độc qua da gây mụn.

1.6. Trà xanh dưỡng da từ bên trong

Như đã nói bên trên, việc thải độc ở gan sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều quá trình quá trình hình thành các mụn trên da mặt, lưng, vì quá trình thải độc ở gan không được giải quyết, sẽ tự đào thải qua da. Tác dụng của trà xanh đối với da giúp da được khỏe mạnh, ngăn ngừa mụn tuyệt đối, trà xanh làm mát cơ thể, ngăn quá trình thải độc qua da hiệu quả.

1.7. Trà xanh hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong trà xanh chứa rất ít, hầu như không có đường. Các chất polyphenols có trong trà xanh giúp giữ đường luôn ở mức ổn định, giúp ngăn tình trạng tiểu đường, nhất là ở người cao tuổi.

[caption id="attachment_6924" align="aligncenter" width="700"] Trà xanh hỗ trợ điều trị tiểu đường[/caption]

1.8. Trà xanh ổn định huyết áp

Trà xanh giúp kiềm chế angiotensin, hormone gây ra tình trạng co rút mạch, tăng huyết áp. Vậy nên uống trà xanh giúp ngăn ngừa và làm giảm huyết áp rất tốt.

1.9. Trà xanh chống bệnh tim mạch

Uống trà xanh có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột qụy, suy tim ở người già. Bởi trong trà xanh chứa các chất ngăn ngừa các tế bào ở hệ tim mạch bị phá hủy, tăng cường khả năng hồi phục các mô tế bào tim mạch.

1.10. Trà xanh giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Trong thành phần của trà xanh chứa các chất polyphenol, flavonoid, đây là các chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn quá trình lão hóa da. Giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn khả năng cơ thể bị các bệnh do hệ miễn dịch yếu như nhiễm trùng da, nấm da…

1.11. Trà xanh chống bệnh cảm cúm

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin C trong trà xanh rất lớn. Chính vì thế, uống trà xanh hàng ngày giúp cơ thể phòng chống được các bệnh cảm cúm hiệu quả.

1.12. Trà xanh chống hen suyễn

Tác dụng của trà xanh giúp lợi tiểu, làm các giãn các cơ trơn, tác động vào phế quản, giảm nguy cơ mắc hen suyễn, ho và tổn thương phế quản.

1.13. Trà xanh ngăn chặn sâu răng

Trà xanh có chứa các hợp chất làm thơm nên dùng trà xanh xúc miệng hoặc uống giúp khử mùi hôi trong khoang miệng rất tốt, đặc biệt có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang răng, gây sâu răng.

1.14. Trà xanh chữa viêm tai

Dùng bông thấm trà xanh, lau phần bị viêm nhiễm giúp xác trùng vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiễm ở tai.

1.15. Trà xanh khử mùi hôi chân

Trà xanh được biết đến với tính khử mùi rất tốt, nên thường được nhiều người dùng để ngâm rửa chân, ngăn tình trạng hôi chân. Ngâm chân mỗi tối bằng nước trà vừa có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ những căn thẳng mệt mỏi, dễ ngủ vừa khử mùi hôi cực kỳ tốt.

[caption id="attachment_6925" align="aligncenter" width="640"] Trà xanh khử mùi hôi chân[/caption]

2. CÁCH PHA TRÀ XANH KHÔ ĐÚNG CÁCH

VIDEO HƯỚNG DẪN CÁC PHA TRÀ XANH KHÔ - TRÀ ĐINH NGỌC THÁI NGUYÊN

Xem thêm: Hướng Dẫn 7 Cách Nấu Trà Xanh Tươi: Không Độ, Giảm Cân, Đắp Mặt, Tắm

3. CÁCH UỐNG TRÀ XANH ĐÚNG CÁCH

Uống trà xanh mỗi ngày có tốt không?

Theo như các công dụng đã kể trên thì uống trà xanh mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cần phải biết uống trà xanh đúng cách để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Cách uống trà xanh đúng cách

  • Nên uống trà ngay sau khi pha xong, tránh để lâu và để qua đêm sẽ dễ gây chát và vi khuẩn xâm nhập.
  • Nên uống trà vào đầu giờ sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp tăng tinh thần tỉnh táo bắt đầu giờ làm việc hiệu quả và chỉ uống khi bụng đã no.
  • Chỉ nên uống trà từ 2 – 5 tách trà mỗi ngày

Uống trà xanh thay nước có tốt không?

Uống trà xanh thay nước có tốt không? – Câu trả lời là không nên. Bởi việc lạm dùng trà xanh có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như:

  • Say trà
  • Mất ngủ do nạp nhiều caffeine hơn mức cho phép
  • Gây ức chế thần kinh, có thể gây nôn nao, buồn nôn

NÊN:

  • Uống từ tối đa 4 – 5 ly trà xanh mỗi ngày để phát huy công dụng của trà xanh.
  • Cung cấp đủ 2 lít nước lọc mỗi ngày cho cơ thể

4. 8 ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI UỐNG TRÀ XANH

4.1. Không uống trà qua đêm

Nước trà xanh khi để qua đêm sẽ rất dễ bị hư, có thể làm vi sinh vật phát triển mạnh hoặc bị bụi bẩn.

4.2. Không dùng trà để uống thuốc

Khi dùng trà để uống thuốc sẽ gây ra phản ứng hóa học, phản úng này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và làm cơ thể khó hấp thụ thuốc hơn. Vì vậy nên bỏ ngay thói quen dùng trà để uống thuốc để tránh gây hại cho sức khỏe nhé.

4.3. Không uống trà quá đặc

Thứ nhất khi uống trà đặc sẽ gây ra tình trạng đắng chát, thứ hai trong trà đặc có chứa hàm lượng caffeine khá cao nên khi uống sẽ gây kích thích thần kinh, tăng dộ hưng phấn, gây mất ngủ. Ngoài ra, uống trà đặc còn gây ra tình trạng giảm khả năng hấp thụ sắt trong thức ăn, dẫn đến bệnh thiếu máu.

4.4. Không uống trà với đường và sữa thường xuyên

Khi bạn cho đường và sữa vào trà, tách trà của bạn sẽ tăng thêm lượng chất béo. Lượng chất béo này sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn và tăng nguy cơ béo phì.

4.5. Đun hoặc hãm trà trong phích nước nóng

Đun trà bằng phích nước nóng ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các chất có lợi trong trà bị phân hủy và bốc hơi. Điều này dẫn đến trà không còn vị ngọt và mất đi hết các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

4.6. Nhai, nuốt lá trà

Khi nhai lá trà trong miệng, các thành phần đường có trong lá trà xanh sẽ bị phân giải do nhiệt độ trong miệng sẽ vô tình tạo ra các chất benzopyrene gây bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.

4.7. Uống trà lúc đói

Uống trà lúc đói sẽ dẫn đến hiện tượng say trà, cồn cào dạ dày, làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa và dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.

4.8. Không uống trà trước khi đi ngủ

Như đã biết, trong trà xanh có chứa thành phần caffeine nên trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng bạn tuyệt đối không được uống trà để tránh gây ra tình trạng mất ngủ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ quan trọng nhé.

5. NHỮNG AI KHÔNG NÊN UỐNG TRÀ XANH

5.1. Người bị táo bón

Trà xanh chứa phenol có tác dụng co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Khi niêm mạc dạ dày và đường ruột bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu làm tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.

5.2. Trẻ em dưới 3 tuổi

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh. Điều này là vô cùng có hại. Vì trong trà xanh có chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi.

[caption id="attachment_6929" align="aligncenter" width="650"] Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh[/caption]

5.3. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ

Trà xanh gây hưng phấn thần kinh vì chứa caffeine nó sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn khi làm việc hay muốn tập trung vào vấn đề nào đó. Nhưng nó sẽ khiến bạn bị mất ngủ khi các thần kinh trung ương bị “đánh thức” khi sử dụng vào ban đêm.

Vì thế những người mắc bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh không nên uống trà xanh vì nó sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.

5.4. Người bị viêm loét dạ dày

Lượng axit trong dạ dày của bạn sẽ tăng lên khi uống trà xanh. Tác hại của trà xanh đối với người bị viêm loét dạ dày là khiến tình trạng viêm loét dạ này phát triển, bệnh nặng hơn.

5.5. Người bị bệnh tim và cao huyết áp

Thần kinh trung ương bị kích thích mạnh khi bạn uống nhiều trà, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng lên. Tác dụng phụ của trà xanh này là điều vô cùng bất lợi với người mắc bệnh tim và cao huyết áp. Thậm chí nó có thể gây ra chứng đột quỵ cho người bệnh.

5.6. Phụ nữ mang thai, cho con bú

Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai.

Vì thế, để trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên uống trà không? Thì câu trả lời là không nên.

[caption id="attachment_6930" align="aligncenter" width="843"] Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên uống trà xanh[/caption]

5.7. Người sốt cao

Chất caffein trong trà xanh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hạ sốt. Do đó, bạn không nên uống trà xanh cùng với thuốc trong thời gian bị sốt cao.

5.8. Người bị suy dinh dưỡng

Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hụt dinh dưỡng hơn.

5.9. Người bị bệnh gan

Chất caffeine chủ yếu được điều tiết qua gan để thoát ra ngoài cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ lượng caffeine lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gan. Đặc biệt là những người bị tổn thương hay mắc các bệnh về gan.

5.10. Người bị sỏi đường tiết niệu

Axit oxalic trong trà sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu khiến chúng không thể thoát được ra ngoài mà lắng đọng, kết tủa thành sỏi đường tiết niệu.

Xem thêm:

Cây Trà Xanh: Tác Dụng, Cách Trồng & Chăm Sóc Cây Trà 

Trà Xanh: Tác Dụng, Cách Pha & Ai Không Nên Uống

 

Xem bài nguyên mẫu tại : 15 Tác Dụng Của Trà Xanh – Cách Uống Trà Xanh Đúng Cách


Dẫn nguồn từ Lộc Tân Cương - Trà & Dụng Cụ Trà Cao Cấp - Feed https://loctancuong.vn/15-tac-dung-cua-tra-xanh-cach-uong-tra-xanh/ #loctancuong #lộc_tân_cương #trà_lộc_tân_cương #trà_thái_nguyên #trà_đinh #trà_nõn_tôm #trà_móc_câu #trà_búp #trà_sen #trà_sen_tây_hồ #trà_lài #trà_shan_tuyết_cổ_thụ #trà_ôlong #dụng_cụ_trà

Nhận xét