Hiện nay để sản xuất ra những mẻ trà nõn tôm thái nguyên có 2 phương pháp: sản xuất thủ công và sản xuất bằng máy móc quy mô công nghệ. Quy trình sản xuất trà nõn tôm của 2 phương pháp này là như nhau nhưng sản xuất trà bằng thủ công, có sự can thiệp bởi bàn tay của những người nghệ nhân lại cho ra loại trà nõn tôm thơm ngon hơn hẳn bởi họ có thể cảm nhận được chính xác khi nào trà sẽ đạt đến độ thơm ngon nhất định.
>>> Xem bài viết gốc tại đây: https://bit.ly/32HSemw
2.1. Hái trà (chè)
Từ thuở xa xưa cho đến nay, công việc hái chè thường là công việc của người phụ nữ và sao chè là do người nam đảm nhiệm. Trà được hái bằng tay phụ nữ mới ngon bởi nó đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn, kiên nhẫn và nâng niu dành cho từng búp chè một. Muốn có nguyên liệu trà Tân Cương Thái Nguyên ngon, trước tiên trà phải được hái từ sáng sớm tinh sương khi mà những búp trà vẫn chưa bị ánh nắng hút đi những giọt sương còn đọng lại bên trong.
Hái trà (chè) thái nguyên
Hái trà cũng là một công đoạn quan trọng, phải hái theo quy tắc 1 tôm 2 lá, 1 cá 2 chừa để cây trà vẫn đảm bảo được tái sinh và đạt yêu cầu chế biến.
Lưu ý: Dụng cụ đựng trà khi hái cũng phải đảm bảo sạch, không mùi, che ánh nắng trực tiếp vào búp trà mới hái nhưng không bị kín quá và không hái trà vào mùa mưa vì nước mưa sẽ làm cho trà giảm chất lượng.
2.2. Làm héo nhẹ
Dùng nong thưa (hoặc giàn lưới đối với sản xuất công nghiệp) để rải làm héo trà nõn tôm Thái Nguyên, mỗi nong rải từ 1,5 – 2kg. Các nong được đặt lên giàn hoặc giá gỗ có nhiều tầng, các tầng cách nhau 15-25 cm. Trong thời gian hong héo, cứ sau 0,5 - 1h lại đảo nhẹ chè non Tân Cương Thái Nguyên trên nong một lần. Thời gian héo nhẹ từ 4 - 6h tùy theo thủy phần trong búp chè và nước trên bề mặt búp chè, khi chè đạt tới hương thơm mùi hoa tươi thì đưa đi diệt men. Thuỷ phân của chè còn lại sau khi héo khoảng 74-75%. Quá trình héo được đồng đều, khối chè luôn được thoáng gió, phát huy được hương thơm, tươi tự nhiên của nguyên liệu.
2.3. Diệt men
Là giai đoạn cho trà vào tôn quay trong một khoảng thời gian nhất định cho đến khi trà đạt những yêu cầu sau:
- Lá chè phải mềm dẻo, phần cuống non bẻ gập lại không gãy
- Bề mặt lá chè hơi dính, dùng tay nắm chặt lại rồi buông ra chè không bị rời
- Màu xanh của chè trở thành màu xanh sẫm.
- Mùi hăng mất đi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của chè.
Quá trình diệt men chè
2.4. Vò trà
Khi lá trà gần đủ thơm và có độ dẻo nhất định thì cho ra nông tre để vò. Giai đoạn này giúp cho từng búp trà xoắn lại và cuộn vào với nhau, tuy nhiên chỉ được xoa trà theo 1 chiều nhất định để không làm trà bị tơi và nát.
2.5. Sàng tơi
Trà (chè) Nõn tôm Thái Nguyên sau khi được sao xong kế đến cho ra nong để sàn vẩy, lọc ra những lá trà không đủ tiêu chuẩn như không xoắn hoặc bị nát ra ngoài và giữ lại những cánh trà đạt tiêu chuẩn.
2.6. Sao trà
Sau khi nhựa trà đã tiết vào nhau, tiếp đến người nghệ nhân cho trà vào chảo để xao khô lần 1, đây là giai đoạn mang tính quyết định xem có phải chè ngon Tân Cương Thái Nguyên và cánh có đẹp hay không.
Quá trình xao trà khá vất vả bởi toàn bộ đều được làm bằng tay. Nghệ nhân phải dùng tay xao trà trên chảo nhôm nóng để có thể cảm nhận nhiệt thích hợp, toàn bộ vị trà lúc này được vò lại thấm ngược trở vào trong và hơi nước bốc đi hết. Xao thật lâu đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô.
Quy tình chế biến trà thái nguyên
Đặc biệt, người xao khi thực hiện công đoạn này không được sử dụng nước hoa, dầu cù vì chúng dễ làm trà mất đi mùi hương.
2.7. Lấy hương
Công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của trà tân cương thái nguyên ngon nhất. Nhiệt độ bếp vừa phải, chỉ còn những đốm than để xao thì mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ, xao khoảng 15-20p đến khi cảm nhận được hương thơm của trà, hương cốm đặc trưng thì lúc này việc chế biến trà đã hoàn tất.
Thành Phẩm Trà Nõn Tôm Thái Nguyên - Lộc Tân Cương
Nhận xét
Đăng nhận xét