CÔNG DỤNG CỦA TRÀ GỪNG
CÁCH PHA TRÀ GỪNG CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ
Trà gừng được xem là thức uống phổ biến và là vị thuốc có thể chữa được những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những tác dụng của trà gừng mang lại và không phải ai cũng có thể sử dụng trà gừng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin về trà gừng cũng như công dụng, cách pha và những trường hợp lưu ý không nên uống trà gừng nhé:
1. Trà gừng là gì?
Trà gừng là thức uống được chế biến bằng cách ngâm gừng tươi với nước nóng hoặc kết hợp gừng với trà xanh hoặc mật ong hoặc đường hoặc chanh,... Nhờ vào các thành phần dược tính có trong củ gừng cũng như trong các loại thực phẩm kết hợp với nước gừng rất tốt cho sức khỏe, nên trà gừng được dùng như một phương thuốc có thể phòng ngừa và chữa một số bệnh thường gặp như: say xe, cảm lạnh, đau bụng,...
[caption id="attachment_5599" align="aligncenter" width="800"] Trà gừng là thức uống được xem như một vị thuốc có tác dụng phòng ngừa và chữa các bệnh thường gặp trong cuộc sống[/caption]
2. Tác dụng của trà gừng
Trong trà gừng có chứa các thành phần như gingerol, zingerone, shogaol và paradol, trong đó gingerol là thành phần chính tạo nên vị thuốc của gừng. Bên cạnh đó, trà xanh trong hỗn hợp trà gừng cũng chứa rất nhiều thành phần dược tính như: protein hoà tan, axit amin, hợp chất cacbon hydrat và rất nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin B và vitamin P có trong trà rất có lợi đối với cơ thể con người, là thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất nên khi kết hợp gừng với trà xanh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.
Cụ thể, một số tác dụng của trà gừng bao gồm như:
- Trà gừng có tác dụng giảm cân
- Trà gừng giúp làm giảm buồn nôn
- Trà gừng trị ho
- Trà gừng làm giảm say tàu xe
- Trà gừng giúp giải cảm hiệu quả
- Trà gừng tốt cho tim mạch: Hạ huyết áp, giảm cholesterol, giảm chứng ợ nóng, ngăn ngừa máu đông, cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa các cơn đau tim
- Trà gừng tốt cho tiêu hóa
- Trà gừng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch
- Trà gừng có tác dụng giảm đau
- Trà gừng giúp tăng cường chức năng não
[caption id="attachment_5601" align="aligncenter" width="1000"] Trong trà gừng có chứa các thành phần như gingerol, zingerone, shogaol và paradol, trong đó gingerol là thành phần chính tạo nên vị thuốc của gừng[/caption]
3. Trà gừng hòa tan có tốt không?
Trà gừng hòa tan là sản phẩm được chế biến bằng cách chiết xuất củ gừng dưới dạng bột hòa tan. Cũng giống như các loại trà lipton, cozy,... trà gừng hòa tan được sản xuất dưới dạng này sẽ mang lại sự tiện dụng cho người tiêu dùng có thể pha một cách dễ dàng.
Vậy uống trà gừng hòa tan có tốt không?
Công dụng của trà gừng hòa tan giúp làm giảm buồn nôn, chột bụng; giảm viêm; tốt cho tiêu hóa; phòng ngừa bệnh hen suyễn; giúp tuần hoàn máu và tăng cường hệ miễn dịch,...
[caption id="attachment_5603" align="aligncenter" width="2560"] Trà gừng hòa tan[/caption]
Cũng giống như trà gừng tươi, trà gừng hòa tan cũng đem lại những công dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực phẩm đóng gói sẵn bao giờ cũng sẽ chứa những thành phần chất bảo quản mặc dù ít hay nhiều. Chính vì thế, nếu có thể hãy tự tay pha cho mình một ly trà gừng nóng hỏi để có thể phát huy được hết các công dụng vốn có của trà và gừng.
4. Cách pha trà gừng
Dưới đây là 3 cách pha trà gừng phổ biến và cơ bản nhất mà ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Cả 3 cách làm trà gừng này đều có tác dụng cho việc giảm cân, chống cúm, giải cảm, trị ho,...
4.1. Cách pha trà gừng tươi truyền thống
Chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi
- 200ml nước sôi
Cách pha:
Đem gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Sau đó cho vào cốc và rót 200ml nước sôi đã chuẩn bị vào hãm trong khoảng thời gian từ 7 - 10 phút là có thể thưởng thức ngay. Bạn có thể thêm một chút đường trắng vào lúc nước gừng còn đang nóng để dễ uống hơn.
Bạn có thể phơi khô gừng đã cắt lát và bỏ vào hũ thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng được lâu hơn.
[caption id="attachment_5604" align="aligncenter" width="1000"] Cách pha trà gừng tươi truyền thống[/caption]
4.2. Cách pha trà gừng tươi với trà xanh
Chuẩn bị:
- Trà xanh: 8gr (bạn có thể dùng trà xanh thái nguyên hoặc trà hoa lài để có hương thơm hơn)
- Gừng tươi: 1 củ
- Nước lọc
Cách pha trà gừng với trà xanh:
Bước 1: Sơ chế gừng: Đem gừng cạo vỏ, rửa sạch và cắt lát mỏng. Sau đó cho vào nước trà còn nóng và hãm tiếp
Bước 2: Hãm trà gừng
Cho 8gr trà vào ấm và rót nước sôi 90 độ C vào đủ ngập mặt trà, sau đó lập tức rót hết nước tráng ra ngay nhằm mục đích để tráng sạch trà.
Cho gừng vào chung với trà và rót tiếp 200ml nước sôi 90 độ C vào ấm. Hãm trà và gừng trong khoảng thời gian từ 5 phút rồi rót trà ra và thưởng thức.
Ở bước này nếu không thích uống trà đậm bạn có thể cho thêm mật ong vào để nước trà gừng dịu hơn. Hoặc bạn có thể nấu gừng với nước lọc riêng rồi hòa tan vào nước cốt trà để tránh trường hợp uống trà đậm gây mất ngủ.
[caption id="attachment_5605" align="aligncenter" width="700"] Cách pha trà gừng tươi với trà xanh giảm cân[/caption]
Nếu bạn muốn thực hiện cách pha trà gừng giảm cân hiệu quả thì ở cách pha này chỉ cần bạn thêm vài lát chanh mỏng vào và uống thường xuyên.
Lưu ý: để giảm cân hiệu quả bạn nên kết hợp uống trà gừng với chế độ ăn uống và luyện tập thể thao thường xuyên sẽ đem lại kết quả nhanh hơn.
4.3. Cách pha trà gừng mật ong
Chuẩn bị:
- Gừng tươi: 200gr
- Mật ong: 3 muỗng cafe
- Nước lọc: 600 ml
Cách làm trà gừng mật ong:
Bước 1: Sơ chế gừng: Gừng cạo sạch vỏ và rửa sạch. Sau đó, thái gừng thành hình hạt lựu hoặc lát mỏng tùy thích.
Bước 2: Cho 600mi nước đã đun sôi vào gừng và hãm trong vòng 10 - 20 phút. Sau đó, cho mật ong vào và khuấy đều là bạn đã có ngay 1 tách trà gừng nóng hỏi và thưởng thức.
[caption id="attachment_5606" align="aligncenter" width="700"] Cách pha trà gừng mật ong[/caption]
5. Những lưu ý quan trọng khi uống trà gừng
Trà gừng là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng nhưng không phải ai cũng có thể dùng được và uống vào bất cứ lúc nào. Hãy tham khảo các lưu ý dưới đây để biết được những người nào không nên uống trà gừng và những ai đang uống trà gừng thì cần phải tham khảo để biết được thời gian thích hợp khi uống trà.
5.1. Những ai không nên uống trà gừng
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Trà gừng không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi. Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được uống trà gừng vì có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
- Những người đang uống thuốc làm loãng máu, thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch
- Những người trước khi phẫu thuật phải gây mê: Không nên dùng trà gừng vào thời điểm này vì trà gừng có thể gây phản ứng với các loại thuốc gây mê dẫn đến nguy hiểm.
- Những người bị bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột: Trà gừng sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và gây ra những biến chứng có hại cho hệ tiêu hóa như chứng ợ nóng.
- Người bị bệnh gan: Gừng có vị nóng, gắt nên khi uống vào lòng ngực ngay lập tức sẽ bị nóng lên. Điều này không tốt cho những ai bị bệnh liên quan tới gan như: gan nhiễm mỡ, ung thư gan, viêm gan,… Nếu cứ tiếp tục uống sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Người bị sỏi mật: tính cay nóng của gừng sẽ làm các viên sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, uống thuốc không thể tiêu hoặc không đẩy sỏi ra ngoài được. Nếu không muốn phải phẫu thuật lấy sỏi, bạn phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng khi uống nước gừng.
- Thân nhiệt cao: uống trà gừng sẽ càng làm thân nhiệt tăng cao nên chỉ thích hợp cho những người đang bị sốt vì cảm lạnh. Ngược lại, người có thân nhiệt cao khi uống vào sẽ làm cơ thể nóng hơn.
[caption id="attachment_5607" align="aligncenter" width="1200"] Phụ nữa mang thai tuyệt đối không được uống trà gừng[/caption]
5.2. Thời gian uống trà gừng thích hợp
Nên uống trà gừng trước hay sau khi ăn và uống trà gừng vào buổi nào để mang lại hiệu quả chữa bệnh?
Chỉ nên uống trà gừng vào buổi sáng và sau khi ăn để phát huy hết các tác dụng của trà gừng. Không nên uống trà gừng vào buổi tối sẽ có gây nguy hại cho cơ thể.
Theo Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM cho biết:
"Trong Đông y, gừng có ba loại là sinh khương (gừng tươi), can khương (gừng khô), thán khương (gừng nướng). Trong đó, gừng tươi phù hợp với mọi người, có thể uống bất cứ giờ nào nếu uống đúng liều lượng. Riêng những người nóng trong cơ thể không nên uống gừng khô hoặc gừng nướng vào buổi tối sẽ làm nóng hơn, gây khó ngủ chứ không gây hại sức khỏe hay tích tụ độc tố. Gừng đạt hiệu quả cao nhất khi uống vào mỗi sáng theo nguyên tắc uống một tuần, nghỉ một tuần."
[caption id="attachment_5608" align="aligncenter" width="760"] Gừng đạt hiệu quả cao nhất khi uống vào mỗi sáng theo nguyên tắc uống một tuần, nghỉ một tuần.[/caption]
Những tác dụng như môt vị thuốc của gừng mang lại đều rất tốt cho sức khỏe của con người. Hãy thực hiện cách pha trà gừng như một thói quen vào buổi sáng, uống trà gừng một cách hợp lý và tránh lạm dụng trà gừng để có một cơ thể khỏe mạnh và một vóc dáng tuyệt vời bạn nhé.
Xem bài nguyên mẫu tại : Tác Dụng Của Trà Gừng & Những Lưu Ý Cần Biết Khi Uống
Dẫn nguồn từ Lộc Tân Cương - Trà & Dụng Cụ Trà Cao Cấp - Feed https://loctancuong.vn/tac-dung-cua-tra-gung-nhung-luu-y-can-biet-khi-uong/ #loctancuong #lộc_tân_cương #trà_lộc_tân_cương #trà_thái_nguyên #trà_đinh #trà_nõn_tôm #trà_móc_câu #trà_búp #trà_sen #trà_sen_tây_hồ #trà_lài #trà_shan_tuyết_cổ_thụ #trà_ôlong #dụng_cụ_trà
Nhận xét
Đăng nhận xét